Trước nay, khi sử dụng một dịch vụ thì các công ty cung ứng dịch vụ đều có các chính sách bảo mật (mà phần lớn là chúng ta sẽ không có đọc) về các thông tin riêng tư của bạn. Chính xác này là lời cam kết của công ty cung ứng dịch vụ với khách hàng và bên thứ ba.
Nếu các bạn vẫn còn nhớ thì từng có sự kiện Apple từ chối cung cấp cách thức tiếp cận vào iPhone của một tội phạm giết người cho FBI vì điều đó vi phạm cam kết bảo mật của apple. Qua câu chuyện này ta có thể / đâu đó tin tưởng rằng thông tin của chúng ta tương đối sẽ an toàn dù rằng các công ty lớn có đặt máy chủ ở VN và không bị một bên thứ ba nào dù có quyền lực đến đâu. Câu chuyện vãn chưa ngã ngũ nhưng chúng ta cùng một lần nữa xem về các thông tin cam kết của Google một trong những công ty tên tuổi mà bạn dùng hằng ngày.
CHÍNH SÁCH BẢO MẬT CỦA GOOGLE
Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, bạn tin tưởng cung cấp thông tin của bạn cho chúng tôi. Chúng tôi hiểu rằng đây là một trách nhiệm lớn và chúng tôi nỗ lực bảo vệ thông tin của bạn cũng như để bạn nắm quyền kiểm soát.
Đó được xem là lời tuyên bố chắc chắn của Google khiến người dùng có thể an tâm khi sử dụng. Bởi lẽ đó mà giá trị của Google không ngừng tăng cao về nhiều mặt bao gồm các ứng dụng của họ, mặt khác cũng bởi sự tin tưởng về an toàn bảo mật mà Google đem lại với việc nắm giữ vô số dữ liệu quan trọng và luôn đứng đầu trong top 10 website có nhiều lượt truy cập lớn nhất thế giới.
Bên cạnh đó còn có thêm người chung ngôi vị đó là Facebook, được xem là mạng xã hội lớn nhất thế giới nắm giữ nhiều thông tin quan trọng của người dùng khi họ đăng ký dịch vụ với chính sách bảo đảm an toàn khi có vô số tính năng bảo mật tài khoản. Tuy nhiên lại vướng phải nhiều cáo buộc về việc để lộ thông tin dùng, có thể họ thu thập vì mục đích cải thiện chất lượng dịch vụ hay tính năng bảo mật gặp lỗi trong dịch vụ. Nhưng tất cả chỉ gói gọn trong 2 từ “không biết” của chính ông chủ Facebook – Mark Zuckerberg, chính ông còn không biết mình đã vi phạm với chính sách mà mình đưa ra đến cuối cùng ông phải nhìn nhận là dịch vụ mình làm chưa tốt. Tạo nên sự ảnh hưởng không hề nhỏ đến cộng đồng mạng, không chỉ có Facebook mà rất nhiều công ty cũng đã vướng phải sự việc trên, không chỉ có các công ty nhúng tay vào việc này mà còn có các cơ quan, chính phủ tham gia vào.
Vào năm 2013, vụ việc Edward Snowden đã thực sự tạo nên một cơn địa chấn trong cộng đồng người dùng Internet trên thế giới. Thông qua những công bố của Snowden, các chính phủ như Mỹ, Anh, Canada hay Úc vẫn luôn thường xuyên theo dõi thông tin người dùng, dù các dữ liệu đã được mã hóa cẩn thận.
Cho tới tận thời điểm hiện tại, những bằng chứng về việc ứng dụng Skype đã ngầm thu thập các cuộc gọi video trực tuyến vẫn khiến lòng tin của các khách hàng lung lay. Điều này đặt ra câu hỏi, liệu những Điều khoản & Dịch vụ nhằm bảo vệ người dùng liệu có thực sự có tác dụng?

Biên tập viên DSH