Quyền riêng tư trên internet
Khi nói về về quyền riêng tư dù trong thế giới thực hoặc thế giới “ảo” đây vẫn còn là định nghĩa khá mơ hồ khó có thể định nghĩa chính xác về việc xâm phạm. Thế nên việc bảo vệ các thông tin cá nhân, tổ chức luôn được đề cao một cách gắt gao nhất trong xã hội internet ngay càng phát triển mạnh mẽ.
Kể từ lúc internet ra đời cho đến khi mạng xã hội bùng nổ thì việc khai báo thông tin để sử dụng ứng dụng đã đi kèm việc thu thập thông tin, các cuộc tấn công mạng diễn ra một cách rộng rãi hơn nhắm vào thông tin của người dùng, thông tin mật của tổ chức doanh nghiệp với vô vàng cách thức mà các hacker có thể làm để có được mục đích chúng cần. Ngay khi đó các cam kết về việc bảo mật thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp luôn được đề ra hàng đầu như mã hóa thông tin, đóng băng dữ liệu, bảo mật 2 lớp,…Bên cạnh các mặt trái ấy thì chính doanh nghiệp cũng không nằm ngoài việc xâm nhập quyền riêng tư. Sự kiện lớn nhất được bàn tán nhiều nhất chính là Facebook thu thập thông tin người dùng, tiết lộ những thông tin cho bên thứ ba. Apple hãng di động được cho là bảo mật tốt cũng không tránh khỏi bởi những lỗi về bảo mật dữ liệu khi bị các hacker tấn công.

Các quốc gia lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga cũng liên tục vướng phải vấn đề này để quản lý người dùng quốc gia hay nhắm vào các nước được cho là bất đồng quan điểm trên lập trường mỗi nước. Năm 2013, cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden công bố thông tin về chương trình kiểm soát dữ liệu người dùng điện thoại và Internet mà Chính phủ Mỹ đang sử dụng để theo dõi toàn thế giới. Khi đó, dư luận, truyền thông Mỹ và thế giới đã kịch liệt phản đối chương trình theo dõi này và nhấn mạnh việc xâm phạm đến quyền riêng tư là “không thể chấp nhận được”. Tổng thống Obama “đã phải lặp lại cam kết của chính phủ về việc thực thi các biện pháp cho phép người sử dụng mạng cảm thấy tin tưởng hơn trong việc quyền của họ được bảo vệ và chính phủ vẫn đảm bảo kiểm soát được an ninh mạng của quốc gia”. Mới đây nhất Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/4 đã ký dự luật bãi bảo quy định quyền riêng tư băng rộng Obama. Đây được xem là một chiến thắng cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet và là một sự bất lợi đối với những người ủng hộ quyền riêng tư. Dưới thời chính quyền Tổng thống Obama yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet có nhiều biện pháp bảo vệ sự riêng tư của các khách hàng trước các trang web như Google và Facebook, đã bị xóa bỏ hoàn toàn thay vào đó là việc thu thập thông tin của các nhà mạng để quản lý giám sát người dùng.
Trước những tình hình cấp bách hiện nay, Châu Âu là lực lượng đi đầu trong việc bảo vệ quyền riêng tư cho các công dân của mình trên Internet. Liên minh này đã cương quyết đưa ra dự luật General Data Protection Regulation (GDPR) với nội dung bảo vệ thông tin người dùng trên Internet, đồng thời mã hóa toàn bộ dữ liệu có thể.
Theo đó, những quy định mới trong dự luật sẽ được áp dụng với ngay cả các công ty bên ngoài châu Âu, yêu cầu các công ty phần mềm, hoặc phần cứng phải thiết lập quyền riêng tư cho người dùng theo mặc định. Ngoài ra, với các công ty làm trái với bộ luật sẽ bị buộc tội vi phạm dữ liệu bảo mật, đi kèm một khoản tiền phạt cực lớn, lên đến 2% doanh thu của họ trên toàn cầu.
Tuy nhiên, xét cho tới cùng, dự luận đã ngay lập tức được hoãn lại tới năm 2017/2018. Lý do được liên minh Châu Âu đưa ra là bởi dự luật ảnh hưởng tới rất nhiều bên liên quan, và để giải quyết triệt để vấn đề này, họ cần thời gian để đàm phán, thảo luận kĩ càng hơn. Rõ ràng, cho tới khi dự luật được thông qua, quyền lợi của người dùng vẫn đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ngay tại liên minh Châu Âu, đã có những chính phủ như Anh quốc đã ngay lập tức bắt tay vào việc bảo vệ các công dân của mình trước nguy cơ quyền riêng tư của họ bị xâm hại. Thế nhưng, không phải lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra theo đúng kế hoạch. Bởi ngay khi ý tưởng này được nhem nhóm, nó đã bị phản đối mạnh mẽ từ phe đối lập với đảng cầm quyền.
Nói cách khác, dù các chính phủ vẫn đang cố tỏ ra “gia sức” bảo vệ các công dân, chúng ta vẫn chẳng thể kì vọng nhiều vào các chính trị gia này. Tương tự như vậy, CEO Tim Cook của Apple cũng từng lên tiếng bảo vệ các khách hàng của mình, bằng cách cam kết sự bảo vệ toàn vẹn với dữ liệu cá nhân khách hàng. Bên cạnh đó, ông cũng chỉ ra sự vụ lợi của các đối thủ, như sử dụng dữ liệu cá nhân cho mục đích quảng cáo…
Nhìn chung quyền riêng tư trên internet còn khá mơ hồ các công ty, tổ chức, chính phủ luôn cam kết với bạn nhưng họ cũng chính là người vi phạm vào những gì mình đề ra. Thế nên việc bảo vệ dữ liệu của mình 1 cách an toàn chỉ có thể nằm ở chính bạn.
Biên tập viên DSH