Mối nguy hiểm của mạng WIFI công cộng
Wifi công cộng ngày càng phổ biến và là mạng mà ai cũng có thể truy cập được, lẽ tất nhiên trong mạng này cũng có người tốt kẻ xấu. Riêng kẻ xấu sẽ “rình rập” để đánh cắp dữ liệu những người dùng khác trong mạng bất cứ lúc nào một cách đơn giản, không khó khăn như mạng gia đình (ít người biết mật khẩu để truy cập).
Ít xảy ra nhưng không phải không có, nên tốt nhất là bạn vẫn nên cẩn thận. Kiểu tấn công Wi-fi công cộng phổ biến nhất là “man in the middle attack”, nghĩa là kẻ xấu sẽ bắt tín hiệu vào/ra trên thiết bị kết nối Wi-fi của bạn. Kẻ tấn công sẽ tạo ra một mạng Wi-fi công cộng, đặt cho mạng đó một cái tên nghe có vẻ rất thuộc quán cà phê mà bạn đang ngồi, như “Coffee ABC”. Nếu bạn không cảnh giác và kết nối vào mạng Wi-fi đó thì mạng này sẽ ghi nhận lại mọi thứ, từ các chi tiết bạn nhập vào như mật khẩu ngân hàng, cho đến những dữ liệu nhạy cảm khác. Nó cũng có thể hướng người dùng đến những trang web độc hại có thể lừa người dùng lấy cắp thông tin tài chính hoặc cài mã độc vào máy để có thể truy cập từ xa. Mạng Wi-fi công cộng cũng mở ra cơ hội cho kẻ tấn công trên cùng một mạng, thậm chí là mạng Wi-fi đó là hợp pháp, không phải mạng giả mạo. Bạn cần tránh vào mạng Wi-fi nào không có mật khẩu cũng như gửi dữ liệu ra ngoài mà không mã hoá, vì dữ liệu đó rất dễ bị kẻ xấu “tóm” được.
Dữ liệu cá nhân bị bán với giá rẻ mạt
Việc mọi người vô tư sử dụng các sản phẩm và dịch vụ “miễn phí” này, sẵn sàng đánh đổi sự riêng tư của mình quả thực rất mâu thuẫn. Vì theo các khảo sát, người dùng đánh giá rất cao sự riêng tư của họ. Cụ thể, trong một khảo sát gần đây của tổ chức nghiên cứu Internet Pew, 93% người lớn nói kiểm soát việc ai có thể lấy thông tin của họ là điều rất quan trọng, 90% nói rất xem trọng những thông tin nào bị thu thập.
Trong các khảo sát, mọi người thường được đưa ra bối cảnh cụ thể về những thông tin nào được thu thập và sử dụng ra sao. Nhưng trong cuộc sống thực, nhiều người không đọc các điều khoản sử dụng. Đôi khi, các chính sách được viết mơ hồ, khó hiểu và dài dòng. Vì thế, mọi người dễ dàng trao đổi dữ liệu và sự riêng tư của họ.
Hãy hình dung quy mô mọi dữ liệu cá nhân của bạn vào năm 2020 (bao gồm các thông tin về tài chính, lịch sử mua sắm hay dữ liệu về sức khỏe…), sau nhiều năm thu thập. Bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu chúng được bán cho một tập đoàn nước ngoài bạn không biết? Sẽ ra sao nếu công ty bảo hiểm của bạn nắm được các dữ liệu? Hay nếu một nhóm tội phạm có tổ chức lấy cắp tất cả thông tin này?
Các chuyên gia cho biết người dùng sẽ phải đối mặt với 3 hình thức tấn công chính khi sử dụng mạng Wi-Fi miễn phí tại các thành phố, bao gồm: tấn công nghe lén (Man-in-the-Middle hay MitM), tấn công lừa đảo (Phishing) và tấn công giả mạo Wi-Fi (SSID Spoofing).
Nếu chỉ sử dụng thông thường, thì Wi-fi công cộng không có gì nhiều để bàn. Nhưng nếu trong máy tính của bạn có nhiều dữ liệu quan trọng thì khi dùng Wi-fi công cộng luôn tiềm ẩn nguy cơ là bạn sẽ bị mất dữ liệu, thiết bị của bạn sẽ bị nhiễm virus hoặc malware các loại. Thậm chí Wi-fi có mật khẩu hẳn hoi thì vẫn có những người khác trong cùng mạng Wi-fi rắp tâm những ý đồ gì đó khó biết trước được. Những giải pháp bên dưới có thể ít nhiều giúp cho bạn nếu bạn chưa cảm thấy tự tin ngồi cà phê để truy cập Internet.
1. Luôn sử dụng Orbot hoặc VPN để kết nối với mạng internet. Hai chương trình này sẽ ẩn danh của bạn hoặc mã hóa các dữ liệu của bạn khiến cho kẻ gian không thể theo dõi bạn được. Tuy nhiên bạn nhớ cập nhật (update) các công cụ này thường xuyên.
2. Cài chương trình chống virus vào máy. Cũng như thường xuyên quét mày và cập nhật phiên bản mới để bảo vệ máy của bạn khỏi các phần mềm độc hại. Các chương trình diệt virus phổ biến có Avast, Norton Anti-virus,…Tuyệt đối không bao giờ cập nhật update phần mềm khi đang sử dụng một mạng internet công cộng, trừ khi bạn kết nối thông qua Tor hoặc VPN.
https://lamsaodevao.com/vi/tor-cong-cu-danh-den-cia-cung-bo-tay
3. Đảm bảo hệ điều hành và trình duyệt web luôn được cập nhật update các bản vá lỗi để đối phó với các chủng phần mềm độc hại mới.
4. Cài Https Everywhere. Đây là add-on giúp bạn kết nối vào bản https (phiên bản an toàn) của tất cả các web mà bạn muốn truy cập.
5. Không nên kết nối vào các mạng internet khả nghi. Đôi khi tội phạm mạng thiết lập các trạm wifi miễn phí cốt là để dụ bạn vào tròng. Bạn nên xét chế độ hỏi trước khi kết nối vào mạng wifi công cộng thay vì để chế độ tự động.
6. Tuyệt đối không bấm đồng ý cài đặt các chương trình lạ tự nhiên pop-up vì có thể hacker đang định kiểm soát máy của bạn thông qua các phần mềm độc hại.
7. Tắt chế độ kết nối tự động vào các điểm wifi trên máy tính và di động,bạn nên chủ động kết nối vào internet khi bạn cần.
8. Sử dụng xác nhận 2 bước cho các tài khoản online quan trọng của bạn như email, facebook, microsoft,…
https://lamsaodevao.com/vi/lam-sao-de-cai-dat-2-lop-mat-khau-cho-gmail
9. Tuyệt đối không hé lộ các thông tin cá nhân quan trọng của bạn cho bàn dân thiên hạ, ví dụ như số điện thoại, ngày sinh, địa chỉ nhà,…Một số mạng wifi công cộng miễn phí chỉ cho bạn kết nối khi bạn cung câp các thông tin cá nhân như email, địa chỉ, số điện thoại,…nếu không cần thiết thì tốt nhất đừng kết nối với các mạng này. Nếu bạn bắt buộc phải sử dụng mạng internet kiểu này, tốt nhất bạn nên tạo một tài khoản giả và cung cấp các thông tin giả. Ngoài ra tuyệt đối không bao giờ dùng các tên đăng nhập/username và mật khẩu quen thuộc mà bạn vẫn hay dùng.
10. Cuối cùng, bạn nên giữ kĩ điện thoại và máy tính của mình, đặc biệt lúc nào cũng có mật mã khóa máy. Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh.
Ban biên tập