Macbook của bạn cần gì để an toàn? ( F1)

Hiện nay, nhiều bạn dùng OS X nhưng lại không có mấy người quan tâm đến vấn đề bảo vệ an toàn cho Macbook của mình, vì căn bản mà nói cơ chế cấu thành của OS X đã khá an toàn với việc sử dụng của chúng ta. Nhưng có một điều chắc là: không có gì là an toàn tuyệt đối khi chúng ta tham gia vào mạng Internet( nói thế không có nghĩa là cắt Internet bạn sẽ an toàn).

Ngoài việc đặt password đăng nhập vào hệ thống, mã hoá dữ hiệu, OS X cũng cung cấp thêm các tuỳ chọn để tăng cường bảo mật hệ thống của các bạn. FileVault 2 mã hoá dữ liệu chứa bên trong các ổ đĩa. Cài đặt password cho Firmware giúp giữ không cho việc khởi động hệ thống thông qua các thiết bị ngoại vi nhằm tiến hành bypasss bảo mật hay crack hệ thống thống bên trong. Phần mềm diệt Virus sẽ đảm bảo rằng các loại virus trên mạng hoặc từ hệ thống khác không có nhiều cơ hội đánh cắp dữ liệu của bạn…

FileVault 2:

Bạn có thể sử dụng FileVault 2 để bảo vệ dữ liệu trên ổ cứng ngăn chặn copy hay đọc nội dung bên trong nếu không nhập được password. Với những ai có những dữ liệu nhạy cảm trong máy, bạn nên quan tâm việc sử dụng mã hoá FileVault này. Nếu bạn đã đăng xuất khỏi máy tính, trước khi máy tính bị mất và dữ liệu đã được mà hoá thì cũng sẽ yên tâm 99% dữ liệu ấy không bị lộ. Mã hoá ổ đĩa trên OS X sử dụng tiêu chuẩn mã hoá nâng cao với 128-bits keys(AES-128).

Khi bật FileVault 2, bạn sẽ nhận được một khoá khôi phục (recovery key). Cái này được dùng để mở khoá ổ đĩa nếu chẳng may chúng ta quên password đăng nhập tài khoản admin của máy.

Để tăng cường sức mạnh cho FileVault, chúng ta nên bật thêm vài tính năng khác như: Yêu cầu password login vào máy tính khi đánh thức từ chế độ sleep và màn hình chờ. Sau đó, tiếp tục cài đặt Startup Disk, chỉ cho phép người dùng nào đã được bật trong FileVault mới có quyền đăng nhập hệ thống, người dùng khác ép tài khoản admin phải được đăng nhập vào trước, sau đó log out để thay đổi thì được.
Cảnh báo: đừng bao giờ quên tài khoản admin nhé. Nếu bạn đã bật chế độ bảo mật này mà lại quên pass admin, không có Apple ID và lưu cái recovery key ở chốn nào không biết thì chắc chắn đến 99% dữ liệu trong đó sẽ đi về cát bụi.

Cài đặt FileVault 2:

1. Khởi chạy System Preferences, click vào Security & Privacy, và sau đó chọn tab FileVault.

2. Chọn biểu tượng ổ khoá vàng, dưới gốc trái và đăng nhập pass admin vào.

Screen Shot 2014-07-01 at 12.10.30 PM

3. Chọn Turn On FileVault….

4. Nếu máy bạn có nhiều tài khoản, thì phải chọn một tài khoản trong list để bật.

mac_integration_basics_108

Bạn có thể bật tài khoản nào để đăng nhập sau khi máy tính khởi động. Nếu không có tài khoản nào được chọn, thì mặc định tài khoản quản trị sẽ buộc đăng nhập trước khi các người dùng còn lại có thể log in. Sau khi chọn người dùng, Continue tới để nhập password.

5. Bạn sẽ nhận được một Recovery Key như đã đề cập tác dụng bên trên, hãy lưu nó cẩn thận ở đâu đó. Theo mình tốt nhất là đưa em nó lên cloud như Google Drive, iCloud hoặc viết ra luôn. Chọn Continue để tiếp tục.

mac_integration_basics_108_2

6. Apple cũng nghĩ giải pháp an toàn cho người dùng. Bước này họ cung cấp 2 tuỳ chọn để giữ Recovery Key cho bạn.

mac_integration_basics_108_3

a. Option đầu tiên: Apple giữ Recovery Key cho bạn. Nếu chọn cái này, bước tiếp theo bạn cần chọn và trả lời 3 câu hỏi bảo mật gay go của Apple, đại loại: ba mẹ bạn gặp nhau ở đâu, đội bóng nào bạn thích…..vì câu trả lời bị mã hoá ngay tức thì, nên phải đảm bảo chọn câu hỏi và trả lời gì dễ nhớ nhất. Khuyên anh em nên lưu lên cloud luôn. Nếu đẹp trời bạn quên mật khẩu của người dùng quản trị, gọi Apple Supportvà họ sẽ yêu cầu “You must answer three security question….” rồi thế là bạn cứ đọc đáp án mấy câu hỏi trên để nhận về Recovery Key.

b. Chọn option 2 thì: bạn phải tự lưu Recoverry Key!​ Xong rồi Continue để hoàn thành và Restart lại máy.

7. Sau khi restart, quá trình mã hoá diễn ra, nó có thể mất khá nhiều thời gian tuỳ theo lượng data của bạn. Nhưng trong lúc ấy, mọi việc khác cứ tiến hành bình thường mà không bị ảnh hưởng.

Firmware Password:

images

Bạn có thể đặt mật khẩu cho firmware để bảo vệ phần cứng cho máy Mac ở cấp độ low-level. Firmware Password sẽ cấm quyền boot vào máy Mac của bạn từ HDD external( ổ cứng rời), USB, DVD,….

Cài đặt:

1. Khởi động lại máy tính và khi thấy màn hình xám, giữ option.

2. Chọn Boot vào Recovery HDD

3. Khi Mac OS X Utilities xuất hiện, chọn Utilities > Firmware Password Utilities

4. Chọn Turn On

5. Nhập password và xác nhận lại

6. Chọn Set Password rồi Restart lại.

Bạn có thể test bằng cách giữ Command+S để boot vào chế độ Single, hoặc cắm USB reinstall Mac, nếu ko thành công boot thì coi như đã set Password Firmware thành công.

Ban biên tập