Bí kíp gọi điện và nhắn tin an toàn

Nếu bạn thực hiện cuộc gọi hay nhắn tin bằng cách thông thường là thông qua các nhà mạng viễn thông thì 100% là tất cả các cuộc gọi và tin nhắn của bạn sẽ được lưu lại trong cơ sở dữ liệu của nhà mạng. Nếu bạn thực hiện cuộc gọi hay nhắn tin qua các ứng dụng gọi và nhắn tin trên nền internet, nhà mạng ít nhất sẽ không lưu lại được chi tiết nội dung trao đổi của bạn (nhưng cơ sở dữ liệu của ứng dụng sẽ ghi lại cho nên bạn cũng cân nhắc chọn một ứng dụng có tiếng về việc đảm bảo riêng tư cho người dùng). Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm các công cụ mã hóa để tăng tính bảo mật.

Sau đây là một vài ứng dụng gọi và nhắn tin trên nền internet phổ biến.

Skype

Skype là ứng dụng gọi và nhắn tin phổ biến hiện nay, chất lượng cũng rất ổn định và miễn phí. Lợi điểm của Skype là có rất nhiều người đã và đang sử dụng nên bạn không cần phải mất thời gian giới thiệu hay hướng dẫn cách sử dụng. Skype tương thích với đa số các thiết bị máy tính và di động. Điểm trừ của Skype là tính bảo mật không quá cao. Tuy Skype mã hóa cuộc đàm thoại giữa hai tài khoản Skype với nhau nhưng nếu dùng Skype gọi đến một số cố định thì lại không được mã hóa. Bên cạnh đó, Skype là một sản phẩm của công ty Microsoft, không có gì đảm bảo Microsoft – một công ty thương mại không giao bản sao nội dung các cuộc trao đổi của bạn khi có yêu cầu. Tuy nhiên so với các ứng dụng nghe gọi phổ thông khác thì Skype có phần vượt trội hơn về bảo mật. Bạn nên dùng Skype cho các trao đổi không cần quá bảo mật, đồng thời nên ưu tiên gọi skype đến skype thay vì dùng skype gọi tới số cố định hay di động.

Ostel

Ostel là một mạng lưới liên lạc với máy chủ được cung cấp bởi dự án Guardian (Người bảo vệ), đây là một tổ chức phi chính phủ nổi tiếng chuyên phát triển các công nghệ bảo mật cho những nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền,…những người thường có nguy cơ cao bị theo dõi điện thoại. Khi bạn liên lạc thông qua Ostel, nội dung trao đổi của bạn sẽ hoàn toàn được mã hóa, người muốn theo dõi bạn sẽ chỉ biết bạn đi đến máy chú Ostel mà không biết bên kia đầu dây bạn nói chuyện với ai và trao đổi nội dung gì.

Để kết nối nào Ostel, bạn cần cài đặt ứng dụng vào máy, cụ thể như sau:

– Thiết bị chạy Android: CSipSimple (miễn phí)

– Iphone & Ipad: Acrobits Softphone ($6.99 – $24.99)

– Máy Mac: Jitsi (miễn phí)

– Máy Windows: Jitsi (miễn phí)

– Linux: sflphone và Jitsi (miễn phí)

– Blackberry: PrivateGSM (miễn phí)

RedPhone

Redphone cũng là một ứng dụng mã hóa cuộc gọi, miễn phí và tương đối dễ sử dụng. Nếu hai người cùng dùng ứng dụng Redphone để trao đổi thì nội dung cuộc trò chuyện sẽ hoàn toàn được bí mật.

Mã hóa tin nhắn

Có một số ứng dụng rất tốt và miễn phí dành cho việc mã hóa tin nhắn, giúp người ngoài không  nắm được nội dung trao đổi của bạn là gì.

Text Secure (Android) cho phép gửi tin nhắn mã hóa và không mã hóa nên bạn có thể sử dụng làm ứng dụng SMS mặc định. Để trao đổi tin nhắn mã hóa, ứng dụng này cần được cài đặt trên cả máy điện thoại của người nhận và người gửi, do đó bạn sẽ cần yêu cầu đối tác liên lạc cài đặt ứng dụng này lên điện thoại của họ. Chương trình cho phép bạn gửi tin nhắn mã hóa tới nhiều hơn một người nhận.

Gibberbot (Android) tương tự như TextSecure, cũng giúp mã hóa tin nhắn. Gibberbot có một điểm nổi bật là nếu một tin nhắn bị lộ thì nó không ảnh hưởng tới các tin nhắn khác trong quá khứ và tương lai.

ChatSecure (iOS) cung cấp tính năng mã hóa cho điện thoại iphone và ipad.

(Nguồn: Security in a box)