[Bảo Mật Điện Thoại] Hướng dẫn bảo mật iphone cơ bản và nâng cao (Phần 1)
Bảo vệ thông tin riêng tư trên các thiết bị cá nhân là chủ đề luôn được người dùng công nghệ quan tâm. Thế nhưng, không nhiều người biết cách tùy chỉnh các chức năng có sẳn trong chiệc iPhone của mình sao cho nó trở nên riêng tư và bảo vệ các thông tin của bạn an toàn nhất có thể. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn phần nào biết cách để hiệu chỉnh cho phone của mình.
Lưu ý: Phiên bản IOS 12.3 và iPhone 7 Plus được chọn sử dụng cho bài hướng dẫn này, vì vậy sẽ có một vài điểm khác biệt đối với những thiết bị không cùng phiên bản.
Sử dụng Touch ID & Passcode
Điều đầu tiên mà mỗi người dùng điện thoại cần quan tâm là an toàn. An toàn có nghĩa không ai có thể truy cập vào thiết bị và sao chép thông tin dữ liệu cá nhân của bạn được.
Hiện tại tất cả các dòng smartphone của Apple đều hỗ trợ tính năng sử dụng Passcode và Touch ID hoặc Face ID (iPhone 8 trở về sau). Khi bạn bật và sử dụng tính năng này, ngoài việc ngăn chặn người khác truy cập vào thiết bị của bạn, thì nó còn có tác dụng mã hoá toàn bộ dữ liệu của bạn nữa. Và mật khẩu của bạn là chiếc chìa khoá duy nhất để giải mã.
Các bước bật tính năng này như sau:
Bước 1: Thiết lập mật khẩu và bật chức năng bảo mật cho iPhone
Vào mục Setting ở màn hình chính, tiếp đến cuộn màn hình xuống và nhấn vào mục Touch ID (or Face ID) & Passcode.

Tiếp đến vào mục Turn Passcode On để bắt đầu thiết lập mật khẩu và bật chức năng bảo vệ. Ở mục Set Passcode, với mật khẩu 4 số thì điện thoại của bạn sẽ không đủ độ an toàn. Vì vậy bạn chọn vào mục Passcode Options để sử dụng tuỳ chọn mật khẩu cao nhất đó là Custom AlPhanumeric Code hoặc ít nhất Custom Numeric Code để thiết lập mật khẩu cho chiếc điện thoại của mình.
Lưu ý: Tránh sử dụng các mật khẩu dễ đoán như: 123456, password, 12345678 và abc123 hoặc 123qwe.
Nhập hai lần mật khẩu của bạn vào và nhấn Done, tiếp đến xác nhận thay đổi bằng mật khẩu tài khoản Apple nếu bạn sử dụng iCloud trên thiết bị.

Để sử dụng chức năng nhận dạng vân tay hoặc khuôn mặt, các bạn vào Add a Fingerprint trên iPhone 7 Plus trở về trước và Add Face ID dành cho mẫu iPhone 8 và mới hơn.

Sau khi tạo dấu vân thay hoặc khuôn mặt thành công, giờ chúng ta đến bước hiệu chỉnh các chức năng dùng mật khẩu và nhận dạng để bảo vệ cho chiếc điện thoại của bạn.
Bước 2: Hiệu chỉnh bảo mật cho việc sử dụng nhận dạng và màn hình khoá
Ở mục USE TOUCH ID FOR (or FACE ID) Kích hoạt iPhone Unlock nếu bạn muốn sử dụng thêm nhận dạng vân tay (hoặc khuôn mặt) cách mở khoá smartphone của mình.
Lưu ý: Bạn có thể tắt chức năng này và chỉ sử dụng mỗi mật khẩu nếu bạn cho rằng mình có thể bị sử dụng vũ lực để ép mở thiết bị.
iTunes & App Store, kích hoạt chức năng này để tạo thêm một lớp bảo vệ cho các ứng dụng hỗ trợ sử dụng mật khẩu hoặc tính năng nhận dạng của iPhone để truy cập vào chúng.
Lưu ý: Khuyến khích các bạn sử dụng tính năng này. Vào trường hợp kẻ xấu có trong tay iPhone của bạn lúc đã mở khoá, thì chức năng này bảo vệ những thông tin quan trọng chứa trong các ứng dụng tin nhắn, email của bạn không bị truy cập được.
Sử dụng Pasword Autofill, các bạn có thêm công cụ thuận tiện giúp các bạn đăng nhập các trang web với tài khoản được cấu hình sẵn chỉ bằng động tác nhấn ngón tay lên nút Home với Touch ID hoặc quét khuôn mặt qua Face ID.
Tại mục Require Passcode: bạn có các tuỳ chọn tự khoá thiết bị khi màn hình ở chế độ ngủ từ 1 phút, 5 phút, cho đến 4 giờ hoặc ngay lập tức. Khuyến nghị nên chọn ngay lập tức (Immediately).
ALLOW ACCESS WHEN LOCKED: Mục này sẽ tùy chỉnh những thông tin sẽ hiện ra trên màn hình khóa của phone.
Today View: Nên tắt, vì nó thể hiện một số thông tin hoạt động trong ngày của bạn.
Notification Center: Nên tắt, nếu bạn không muốn một số thông báo tin nhắn và ứng dụng trên thiết bị hiển thị ở ngoài màn hình khoá.
Control Center: Nên tắt, ngăn chặn sử dụng các chức năng như: Bật/tắt Wi-fi, Data connection, Bluetooth, Air mode, Music và nhiều phần khác.
Sirri: Nên tắt, đặc biệt nên tắt ứng dụng này, với Siri bạn có thể gọi điện, nhắn tin, gởi thông tin người dùng trong danh bạ ở màn hình khoá. Không những thế, Siri sẽ cho bạn biết về lịch, các cuộc gặp gỡ và cả phần nhắc nhở nếu bạn hỏi chúng.
Reply with Message: Nên tắt, nếu bạn không muốn người quen của mình nhận một tin nhắn không đến từ chính bạn khi chiếc iPhone không đang ở trong tay bạn.
USB Accessories: Nên tắt, để ngăn chặn bất kỳ thiết bị phụ kiện nào kết nối trực tiếp vào thiết bị của bạn qua cổng sạc pin trực tiếp.
Tại mục cuối Eraser Data: Nên kích hoạt tính năng tự xoá tất cả dữ liệu sau 10 lần đăng nhập sai mật khẩu.
Phần 1 tạm thời dừng ở đây. Mời các bạn đón xem tiếp phần 2.
Ban biên tập DSH