An ninh mạng – Bạn có biết?
Có những lúc, ví dụ như khi bạn rời văn phòng về nhà khi kết thúc ngày làm việc, bạn sẽ bật hệ thống cảnh báo an ninh và đóng cửa để bảo vệ văn phòng và thiết bị. Dường như bạn cũng sẽ có một ngăn chứa an toàn hoặc khóa tủ lưu trữ các tài liệu kinh doanh mật. Mạng máy tính của bạn cũng đỏi hỏi cùng một mức độ bảo vệ như vậy.
Các công nghệ An ninh Mạng (Network Security) bảo vệ mạng của bạn trước việc đánh cắp và sử dụng sai mục đích thông tin cá nhân và chống lại tấn công bằng mã độc từ virus và sâu máy tính trên mạng Internet. Nếu không có “An ninh Mạng”, bạn sẽ gặp rủi ro trước xâm nhập trái phép, sự ngừng trệ hoạt động của mạng, sự gián đoạn dịch vụ, sự không tuân thủ quy định và thậm chí là các hành động phạm pháp nữa.
An ninh hoạt động như thế nào?
An ninh Mạng không chỉ dựa vào một phương pháp mà sử dụng một tập hợp các rào cản để bảo vệ mạng của bạn theo những cách khác nhau. Ngay cả khi một giải pháp gặp sự cố thì giải pháp khác vẫn bảo vệ được dữ liệu của bạn trước đa dạng các loại tấn công mạng.
Cụ thể hơn, An ninh mạng sẽ có những nhiệm vụ sau đây:
1. Bảo vệ chống lại những tấn công mạng từ bên trong và bên ngoài . Các tấn công có thể xuất phát từ cả hai phía, từ bên trong và từ bên ngoài tường lửa của doanh nghiệp của bạn. Một hệ thống an ninh hiệu quả sẽ giám sát tất cả các hoạt động mạng, cảnh báo về những hành động vi phạm và thực hiện những phản ứng thích hợp.
2. Đảm bảo tính riêng tư của tất cả các liên lạc, ở bất cứ đâu và vào bất cứ lúc nào .Bạn có thể truy cập vào mạng từ nhà hoặc trên đường đi với sự đảm bảo rằng hoạt động truyền thông của bạn vẫn được riêng tư và được bảo vệ.
3. Kiểm soát truy cập thông tin bằng cách xác định chính xác người dùng và hệ thống của họ .Các tổ chức hoặc công ty có thể đặt ra các quy tắc của riêng về truy cập dữ liệu. Phê duyệt hoặc từ chối có thể được cấp trên cơ sở danh tính người dùng, chức năng công việc hoặc các tiêu chí kinh doanh cụ thể khác.
Nguồn VLO