1password – két sắt bảo vệ mật khẩu
1password là một phần mềm khác giúp ghi nhớ và lưu giữ mật khẩu, tuy nhiên với phiên bản miễn phí, bạn chỉ có thể ghi nhớ tối đa là 26 mật khẩu. Điểm vượt trội của 1password so với Keepass là 1password có phiên bản dành cho iOS, trong khi Keepass chỉ có phiên bản di động dành cho Android.
Hướng dẫn này sử dụng 1password phiên bản 4.3.1.
Hướng dẫn tải và cài đặt 1password
Bước 1: tải trực tiếp 1password từ đường link https://agilebits.com/downloads. Chọn phiên bản phù hợp với trình duyệt của bạn, ở hướng dẫn này, phiên bản được sử dụng là dành cho Windows.
Bước 2
: bấm đúp chuột vào file 1Password-4.3.1.560 để bắt đầu cài đặt. Bấm Next.
Bước 3
: chọn nơi để lưu trữ 1password, nếu bạn không muốn lưu vào ổ C, bấm Browse để tìm một chỗ khác. Sau đó bấm Next.
Bước 4
: nếu bạn muốn tạo một icon trên thanh start hoặc đường dẫn từ desktop thì bấm Next, còn không chọn Don’t create a Start menu folder, đồng thời bỏ chọn Create a desktop icon, rồi bấm Next.
Bước 5
: bấm Install để bắt đầu cài đặt.
Bước 6
: bấm Finish khi cài đặt hoàn thành.
Hướng dẫn sử dụng 1password
Bước 1: khi khởi động 1password, chương trình sẽ hỏi bạn có phải là người dng mới hay không? Bạn có 3 lựa chọn:
– Tôi mới sử dụng lần đầu
– Tôi đã từng dùng 1password (mở dữ liệu có sẵn)
– Sử dụng dữ liệu 1password từ backup.
Bước 2
: nếu bạn tạo mới, 1password sẽ yêu cầu bạn chọn nơi lưu trữ dữ liệu. Bạn có thể chọn nơi lưu trữ là trong máy, hoặc USB, hoặc trên các dịch vụ đám mây như Dropbox (để dễ dàng đồng bộ hóa giữa các thiết bị với nhau). Sau khi đã chọn được nơi lưu trữ, bấm Save.
Bước 3
: bạn cần nhập một mật khẩu chủ (master password) vào. Từ nay về sau, bạn chỉ cần nhớ 1 mật khẩu master này. Thanh màu sắc thể hiện sự mạnh yếu của mật khẩu. Lưu ý không được quên mật khẩu master, nếu không coi như bạn sẽ mất hết các mật khẩu còn lại lưu trong 1password. Bấm OK
Bước 4
: 1password sẽ giới thiệu bạn một số tiện ích mở rộng, bạn có thể bấm Yes để coi thử. Nếu không thích coi ngay, bạn bấm No.
Bước 5
: bạn sẽ được yêu cầu nhập lại mật khẩu master để đăng nhập.
Bước 6
: bạn bắt đầu tạo cơ sở dữ liệu mật khẩu.
– Logins thường để lưu trữ tên đăng nhập và mật khẩu vào các tài khoản online.
– Wallet thường để lưu các thông tin thẻ tín dụng.
– Account để lưu các tài khoản
– Secure note là các ghi chú quan trọng tối mật
– Identity thường là các thông tin như hộ chiếu, chứng minh nhân dân,…
Bước 7
: nhập số liệu, sau đó bấm OK.
– Title: bạn điền tiêu đề ngắn gọn để sau này khi mở ra bạn nhanh chóng nhận biết đây là tài khoản gì
– Username: tên đăng nhập
– Password: mật khẩu, 1password có thể tạo cho bạn một mật khẩu ngẫu nhiên, hoặc bạn có thể tự gõ mật khẩu bạn muốn vào.
– URL: đường dẫn đăng nhập
– Notes: bất cứ ghi chú nào bạn muốn ghi nhớ.
Bước 8
: để sử dụng 1password, bạn vào nơi bạn muốn đăng nhập, bấm vào biểu tượng copy như trong hình, sau đó dán mật khẩu vào nơi bạn cần đăng nhập.
Bước 9
: để chỉnh sửa một số cài đặt, bạn bấm vào Preferences.
Ở phần General, bạn có thể thay đổi nơi lưu trữ dữ liệu mật khẩu
Ở phần Security, bạn có thể thay đổi mật khẩu master bằng cách bấm vào Change Master Password. Ngoài ra, bạn có thể chọn cách đóng 1password, ví dụ cài đặt để 1passsword tự động đóng sau một thời gian nhất định (ví dụ 20 phút), hay là đóng khi đóng máy tính, đóng khi màn hình tắt,…hay là tất cả cùng lúc.
Ở phần Backup, bạn có thể chọn thời gian để 1password cập nhật cở sở dữ liệu mật khẩu. Đa số các cài đặt sẵn của 1password đều khá ổn mà không cần thay đổi nhiều.
Bước 10
: để thoát khỏi 1password, bấm vào biểu tượng ổ khóa.
Ban Biên Tập