Khôi phục dữ liệu – Kỳ 1: Nguyên nhân gây mất dữ liệu

“Dữ liệu” trong thời đại ngày nay cũng như là một phần tài sản của mỗi chúng ta, chắc hẵn không ai trong số các bạn không cảm thấy tiếc nuối khi mất một chiếc USB có chứ vài trăm bức ảnh kỹ niệm của mình phải không?  Nói đến việc mất dữ liệu thì cũng như nói đến truyện kiếm hiệp dài kỳ không có hồi kết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mất mát dữ liệu, nhưng nhìn chung có thì ba nguyên nhân chính sau đây:

Lỗi do thiết bị phần cứng: đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất dữ liệu, chiếm khoảng 44%. Lỗi phần cứng có thê xãy ra do có sự bất thường về điện hoặc thiệt hại về vật lý của thiết bị lưu trữ…

Lỗi do phần mềm: chiếm khoảng 21%, nguyên nhân do Virus phá hoại, hoặc hệ điều hành hư hỏng…

Lỗi do người sử dụng: chiếm khoảng 35%, nguyên nhân do người sử dụng thao tác không đúng cách như: xóa nhầm, format hay fdisk khi chưa sao lưu dữ liệu…

Khôi phục dữ liệu là quá trình sử dụng các thiết bị hay phần mềm chuyên dụng để tìm kiếm dữ liệu bị mất, nên nhớ đây cũng chỉ là một giải pháp làm giảm thiểu thiệt hại, dữ liệu không thể nào được khôi phục hoàn toàn như trước.

Có thể, bạn hoảng loạn khi biết rằng mình đã bị mất hết dữ liệu trên máy tính rồi, nhưng điều đầu tiên bạn phải làm là bình tĩnh lại. Hy vọng không bị mất dữ liệu vẫn còn đấy bạn à, có một vài cách đơn giản bạn có thể làm ngay lập tức để phục hồi dữ liệu bị mất:

1. Kiểm tra ngay trong Recycle Bin (Thùng Rác). Nếu bạn vô tình xóa đi file của bạn, việc đầu tiên phải làm là kiểm tra ngay Recycle Bin. Hầu hết các file bị xóa sẽ nằm trong Recycle Bin, vì thế đây là nơi đầu tiên bạn phải kiểm tra ngay. Tuy nhiên, nếu file bị xóa là một file lớn, thì có thể file này sẽ không thể nằm trong Recycle Bin được vì Recycle Bin có dung lượng rất nhỏ, không thể chứa được các file có dung lượng lớn.

2. Khôi phục lại dữ liệu thông qua các chương trình backup. Nếu bạn thường xuyên backup dữ liệu, bạn có thể sẽ khôi phục file  bị xóa thông qua các chương trình backup này. Cả Windows và Mac đều có hệ thống backup, vì thế bạn sẽ có nhiều chọn lựa để khôi phục lại dữ liệu trước đây thông qua các bản backup.

Nếu như bạn không sao backup, và file bạn xóa cũng không có trong recycle Bin thì điều tốt nhất bạn nên làm là KHÔNG LÀM GÌ CẢ. Bạn không nên làm bất cứ việc gì trên máy tính của mình vì làm như thế dữ liệu của bạn có thê bị vô tình ghi đè lên và dữ liệu của bạn sẽ bị mất vĩnh viễn. Bạn không nên cài đặt thêm bất kỳ chương trình gì, không nên copy/delete file, kể cả việc chạy các chương trình diệt virus. Hãy nhớ kỹ, KHÔNG LÀM GÌ CẢ, nếu bạn không muốn file bị mất vĩnh viễn.

Nếu file bị mất của bạn nằm trong các ổ cứng di động, hay USB, bạn nên tắt và rút khỏi máy để giảm thiểu việc tương tác giữa các thiết bị này và máy tính.

Nếu bạn mất dữ liệu vì ổ cứng bị hư thì đây là trường hợp rất khá phức tạp vì ổ cứng thường chứa nhiều dữ liệu hơn là các USB. Khi bạn bị mất dữ liệu vì lý do này, thì điều đầu tiên bạn phải kiểm tra là ổ cứng bị hư phần cơ hay là chỉ bị hư phần mềm. Bị hư phần mềm có nghĩa là phần cứng vẫn còn ổn. Ngược lại, nếu bị hư phần cứng thì bạn có rất ít cơ hội để phục hồi lại dữ liệu bị mất thậm chí bạn nhờ đến các dịch vụ khôi phục dữ liệu chuyên nghiệp bạn cũng rất khó lấy lại dữ liệu.

Mỗi phương thức/thiết bị lưu trữ và truyền dữ liệu số đều có những đặc điểm khiến thông tin có khả năng bị xóa, lấy cắp hay phá hủy. Công sức hàng năm trời của các bạn có thể bị phá hủy trong giây lát do bị lấy cắp, do một một giây bất cẩn, do bị tịch thu hoặc hư hỏng phần cứng hay đơn giản chỉ vì bản thân công nghệ lưu trữ kỹ thuật số tiềm ẩn nguy cơ. Có một câu nói phổ biến trong giới chuyên gia hỗ trợ máy tính: “Không có câu hỏi là có bao giờ dữ liệu của bạn bị mất không; mà chỉ có câu hỏi là điều đó xảy ra vào lúc nào”. Vì vậy, khi điều này xảy đến với bạn, điều quan trọng nhất là bạn đã có trong tay một bản sao lưu dự phòng và một phương thức đã được thử nghiệm chắc chắn để thực hiện việc khôi phục. Ngày mà bạn được nhắc nhở về tầm quan trọng của bản sao lưu dữ liệu thì thường là ngày hôm sau bạn sẽ cần dùng đến nó. 🙂 To be continue…

Ban biên tập